Bất kỳ ai đang và sẽ phải làm việc trong lĩnh vực điện - điện tử đều sẽ phải biết cách đo điện trở đúng kỹ thuật bằng đồng hồ vạn năng. Tuy nhiên, với những bạn sinh viên hay những ai mới bước chân vào ngành này sẽ còn nhiều bỡ ngỡ.
Đừng quá lo lắng vì mọi thắc mắc của các bạn về kỹ thuật này đều sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Thiết Bị Khang An. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách đo thông số điện trở với cả đồng hồ vạn năng số và đồng hồ vạn năng kim.
Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim

Có thể nói, đồng hồ vạn năng kim là thiết bị lý tưởng và được sử dụng phổ biến nhất để đo điện trở. Tuy chúng còn nhiều hạn chế về mặt chức năng nhưng vẫn được nhiều thợ điện ưu tiên sử dụng. Lý do vì nó có mức giá rẻ, độ chính xác cao và có thể thực hiện được nhiều phép đo khác.
Để đo điện trở với đồng hồ vạn năng kim, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn thang đo. Đây là bước quan trọng và bắt buộc phải thực hiện dù là đo điện trở, dòng điện hay điện áp.
- Bước 2: Chèn các đầu dò vào các giắc trên đồng hồ vạn năng. Để kết quả chính xác thì bạn phải chèn đúng 2 đầu dò vào 2 chân COM và Ohm.
- Bước 3: Đặt que đo vào 2 đầu điện trở. Lúc này, giá trị đo sẽ được tính theo công thức sau: Giá trị đo = chỉ số thang đo x thang đo.
Ví dụ: Thang đo được đặt là 100 Ohm và kết quả hiển thị là 27. Vậy khi đó, ta có thể hiểu giá trị thu được là 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 Kohm.
Lưu ý:
- Với cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim, bạn cần đưa đồng hồ về vị trí 0 bằng cách đặt 2 đầu dò chạm vào nhau để tạo ra một mạch ngắn, sau đó điều chỉnh kim về vị trí Zero (0 Ohm).
- Sau khi hoàn thành các phép đo điện trở, bạn cần tắt đồng hồ vạn năng và chuyển công tắc chức năng sang dải điện áp cao. Thao tác này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng chọn sai phạm vi cũng như chức năng cho những lần thực hiện sau.
Những bài viết có thể bạn quan tâm: Máy hút bụi mini cầm tay, Cách sử dụng máy lọc không khí sharp, Mua máy rửa xe gia đình loại nào tốt
Cách điều chỉnh thang đo với đồng hồ vạn năng kim

Để đảm bảo độ chính xác trước khi thực hiện cách đo điện trở với đồng hồ vạn năng kim, bạn cần một vài phép thử. Mỗi thiết bị đo đều có núm vặn hoặc công tắc, có chức năng hiệu chỉnh điện trở. Bạn hãy thực hiện như hướng dẫn dưới đây nhé:
Bước 1: Chạm các đầu dò với nhau và điều chỉnh núm cho đến khi kim chỉ 0 ohms trên màn hình.
Bước 2: thực hiện một phép đo ngẫu nhiên với thang đo 20 Kilo-ohms và chạm vào cả hai đầu bằng đầu dò. Lúc này sẽ có 3 trường hợp xảy ra
- Kết quả là 1 hoặc OL: Điều này cho biết đồng hồ vạn năng đang quá tải và cần điều chỉnh thang đo lớn hơn. Tóm lại, nếu thấy giá trị bằng 1, xoay núm vặn đến nấc thang có đơn vị cao hơn.
- Kết quả bằng 0: Điều này có nghĩa bạn đang để thang đo quá cao. Khi đó cần điều chỉnh bằng cách giảm thang đo thành Ohms thay vì Kilo-ohms.
- Kết quả là một số ngẫu nhiên: Ví dụ con số đó là 0,5, điều đó có nghĩa là phạm vi thang đo đã được chọn đúng. Lúc này, giá trị điện trở sẽ là 500 Ohms hoặc bạn cũng có thể hiểu là 0.5 kilo-ohms.
Cách đo điện trở với đồng hồ vạn năng số

Nếu bạn sử dụng đồng hồ vạn năng số thì cách thực hiện và cách đọc cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với đồng hồ kim. Lý do vì kết quả của điện trở sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình LCD. Dưới đây là cách đo điện trở với đồng hồ vạn năng số:
- Bước 1: Di chuyển núm vặn đến thang đo điện trở và kết nối với các đầu dò. Dùng que đèn cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
- Bước 2: Đặt 2 que của đồng hồ vạn năng vào 2 đầu điện trở.
- Bước 3: Tiến hành đo 2 lần để kiểm tra kết quả có thực sự chính xác chưa.
Tất nhiên, vì tính chính xác và cách thực hiện cũng dễ dàng nên đồng hồ vạn năng kỹ thuật số thường có giá đắt hơn so với đồng hồ kim. Không chỉ vậy, ngày nay còn có rất nhiều mẫu đồng hồ kỹ thuật số hiện đại được ra mắt nên bạn có thể thoải mái lựa chọn thiết bị phù hợp.
Nguyên tắc cần lưu ý khi đo điện trở với đồng hồ vạn năng

Đo điện trở khi thiết bị không được kết nối trong mạch
Khi muốn đo điện trở của các thiết bị, bạn cần bảo đảm chúng đã được loại ra khỏi mạch. Nếu phép đo được tiến hành khi thiết bị còn trong mạch sẽ gây ảnh hưởng đến những thành phần xung quanh, từ đó không đảm bảo được độ chính xác của kết quả.
Mạch kiểm tra không được cấp nguồn
Nếu bắt buộc bạn phải đo điện trở ngay trên mạch thì cần đảm bảo chúng không được cấp nguồn điện. Nếu có dòng điện chạy qua mạch thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Ngoài ra nếu điện áp quá cao thì còn có thể khiến đồng hồ vạn năng bị hỏng.
Các tụ điện trong mạch cần được xả

Cách đo điện trở mang lại kết quả chính xác là phải đảm bảo được mọi tụ điện trong mạch đều phải được phóng điện
Lưu ý từng trường hợp điện trở
- Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω): Cần đảm bảo được que đo và chân điện tiếp xúc tốt, nếu không thì kết quả đo sẽ mất đi độ chính xác
- Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ): Tay của bạn không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo vì điện trở của cơ thể sẽ mắc song song với điện trở của vật cần đo gây ảnh hưởng đến kết quả.
Qua bài viết, chúng tôi đã giúp các bạn biết được cách đo điện trở bằng đồng hồ đo vạn năng số và kim. Hy vọng những chia sẻ trên đã củng cố phần nào những kiến thức mà các bạn còn thiếu về phương pháp đo này.
Mời bạn tham khảo những sản phẩm nổi bật của chúng tôi:
- Rùa Ga Gió Cắt Ống Protech CG2 11D
- Máy Hàn Laser Mini Riland 1200w
- Máy Hàn Bulong, Hàn Đinh Vít RSR 3200
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo bất kỳ cách thức nào bên dưới đây để được nhân viên tư vấn trực tiếp hỗ trợ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: số 4 Đường 17, KP5, Phường Linh Tây, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Đồng Nai: Ngã Ba Ông Phúc, Bảo Vinh A, Long Khánh, Đồng Nai
- Điện thoại: (028) 3720 5379
- Di động: 0937 143 178 - 0946 978 448 - 0906 703 583
- Email: info@thietbikhangan.vn
- Website: https://thietbikhangan.vn
Tác giả: Quốc Khánh
- Máy khoan pin trung quốc loại nào tốt, chất lượng nhất 2024? (11.12.2023)
- Kính hiển vi soi nổi là gì? Top 4 mẫu kính hiển vi soi nổi giá tốt (09.12.2023)
- Cùng tìm hiểu cấu tạo của kính lúp và nguyên lý hoạt động (08.12.2023)
- Tìm hiểu sơ đồ mạch 3 pha 4 dây? Ưu điểm của mạch 3 pha 4 dây (07.12.2023)
- Hướng dẫn cách đo dòng điện 3 pha và kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng (06.12.2023)
- Thị kính là gì? Hướng dẫn điều chỉnh thị kính của kính hiển vi (05.12.2023)
- Tìm hiểu quy trình chà nhám gỗ trong sản xuất đồ gỗ (04.12.2023)
- Cách hàn đồng và hợp kim của đồng tại nhà đơn giản, đúng kỹ thuật (01.12.2023)
- Phay CNC là gì? Phương pháp và ứng dụng của Phay CNC (30.11.2023)
- Máy phay CNC 3 trục là gì? Tính năng và cấu tạo của máy CNC 3 trục (29.11.2023)
- Máy tiện CNC là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tiện CNC (28.11.2023)
- Máy chấn là gì? Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động (28.11.2023)
- Gia công CNC là gì? Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về CNC (27.11.2023)
- Robot hàn là gì? Cấu tạo và ứng dụng của robot hàn trong công nghiệp (27.11.2023)
- Tìm hiểu về que hàn Tig và những loại que hàn bù phổ biến hiện nay (07.11.2023)
- Tiện cơ khí là gì? Tìm hiểu những dạng gia công cơ khí phổ biến (06.11.2023)
- Nhôm CNC là gì? Ưu nhược điểm của công nghệ cắt CNC Nhôm (31.10.2023)
- Giải đáp: Phương pháp gia công tiện có công dụng là gì? (30.10.2023)
- Đồng thau là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa đồng thau và đồng đỏ (25.10.2023)
- Cắt CNC là gì? Ưu nhược điểm và nguyên lý hoạt động của máy cắt CNC (23.10.2023)
- Nguyên nhân máy cắt cỏ chạy yếu và cách khắc phục hiệu quả (18.10.2023)
- Tiêu chí đánh giá máy hút bụi công nghiệp tốt trước khi mua (16.10.2023)
- Hướng dẫn sử dụng máy rửa xe Makita và những lưu ý cần biết (12.10.2023)
- Hướng dẫn kỹ thuật bảo đảm an toàn khi sử dụng máy phay (11.10.2023)
- Hãng bosch của nước nào? Đâu là những sản phẩm nổi bật của hãng? (10.10.2023)
- [Giải đáp] Nguyên nhân máy rửa xe bị yếu và cách khắc phục (09.10.2023)
- Giới thiệu các loại mũi khoan gỗ đến từ hãng sản xuất uy tín (06.10.2023)
- Các loại đĩa mài bê tông được sử dụng phổ biến hiện nay (05.10.2023)
- Giải thích chi tiết khái niệm và cấu tạo xi lanh thủy lực (04.10.2023)
- Tìm hiểu khái niệm và phân loại động cơ điện phổ biến hiện nay (03.10.2023)
- Mua máy xịt rửa cao áp loại nào tốt trên thị trường 2023 (02.10.2023)
- Thiếc hàn không chì là gì? Ưu điểm và các loại cuộn phổ biến (29.09.2023)
- [Hướng dẫn] Cách đi điện âm tường đúng nguyên tắc và an toàn (28.09.2023)
- Máy khoan Dewalt của nước nào? Ưu điểm và tính ứng dụng của sản phẩm (27.09.2023)
- Giải thích chi tiết các phương pháp xử lý nhiệt kim loại (26.09.2023)
- [Hướng dẫn] cách đấu tụ quạt điện 1 pha theo đúng sơ đồ (25.09.2023)
- Hướng dẫn sử dụng thước kẹp điện tử và cách đo đúng phương pháp (19.09.2023)
- Hướng dẫn sử dụng máy mài cầm tay đúng kỹ thuật và an toàn (19.09.2023)
- Hãng Stanley của nước nào? Những sản phẩm tốt nhất của Stanley (15.09.2023)
- Thương hiệu Tolsen của nước nào? Có những sản phẩm gì nổi bật? (15.09.2023)
- Hãng Makita của nước nào? Đâu là những sản phẩm chủ đạo của hãng (14.09.2023)
- Yếu tố quyết định nên mua đồng hồ vạn năng số hay kim (13.09.2023)
- Tìm hiểu nguyên nhân mô tơ chạy yếu và phương pháp khắc phục (12.09.2023)
- Chổi than là gì? Những thông tin cần biết về chổi than (11.09.2023)
- Ký hiệu AC và DC là gì? Sự khác biệt giữa hai dòng điện AC và DC (10.09.2023)
- [Hướng dẫn] Cách tháo mũi khoan nhanh chóng cho từng loại (08.09.2023)
- [Hướng dẫn] Cách đấu điện quạt trần chi tiết từng bộ phận (07.09.2023)
- [Review] Máy rửa xe mini loại nào tốt và tiện lợi cho gia đình (06.09.2023)
- [Giải thích] Ý nghĩa những ký hiệu của đồng hồ vạn năng (06.09.2023)
- Những điều bạn cần biết khi mua máy hút bụi mini cầm tay (29.08.2023)